Kỹ thuật nuôi gà rừng thuần chủng hiệu quả 100%

Chăn nuôi gà rừng đang là một hướng đi mới có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên các kỹ thuật chăn nuôi gà thuần chủng còn gặp rất nhiều khó khăn. Bởi gà sống trong môi trường tự nhiên nên khó thuần phục, đòi hỏi một phương pháp nuôi theo đúng kỹ thuật thì gà mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp chăn nuôi giống gà rừng thuần chủng đạt năng suất cao.

Đặc điểm giống gà rừng

Gả rừng có khối lượng không lớn. Con trống trưởng thành đạt từ 1kg đến 1,1kg, con mái còn nhỏ hơn. Con trống ở đầu và cổ có lông màu đỏ cam, phần mình đỏ thẫm, đuôi và bụng đen. Con mái có bộ lông màu nâu xỉn. Mắt con trống đỏ, con mái là nâu hoặc vàng cam. Chân của gà rừng có màu xám xanh.

Gà rừng có dáng thanh mảnh. Chúng chỉ có loại mào cờ. Giai đoạn thay lông mào teo đi chỉ còn 2/3 so với bình thường.

nuôi gà rừng

Nuôi gà rừng có khó không?

Gà rừng có nguồn gốc tự nhiên nên sức đề kháng tốt, ít bị bệnh. Chúng có tập tính ngủ trên cây khi về đêm và sống bầy đàn, thích tự kiếm ăn. Thịt của gà rừng đặc biệt ngon, thơm, giá trên thị trường luôn ở mức cao.

Cách thuần dưỡng gà rừng

Gà rừng mang bản năng sống hoang dã nên đặc biệt nhút nhát, sợ người hay tiếng động lạ. Vì vậy để chúng hoà nhập được với môi trường nuôi công nghiệp là điều không hề đơn giản. Đối với gà rừng bắt ngoài tự nhiên hay được ấp nở thì lại có phưng pháp thuần dưỡng khác nhau.

Cách nuôi gà rừng mồi có nguồn gốc hoang dã

Nếu bắt được con trống thì ta sẽ nhốt cùng con mái hoặc làm ngược lại. Thực hiện như vậy là cách nhanh nhất để chúng biết được  nơi đựng thức ăn. Nếu bắt được gà rừng con về nuôi thì nhốt chung với những con có cùng kích thước. Dùng đèn điện sưởi ấm và treo bạt để tránh gió lùa. Lưu ý bạt chỉ quấn kín 3 hướng. Còn 1 hướng để không khí được lưu thông và gà không đâm về phía này.

nuôi gà rừng

Nuôi gà rừng được ấp từ trứng

Ban đầu khi gà còn nhỏ thì người nuôi cho ăn đồng thời ngồi xem. Mục đích là để chúng quen dần với sự có mặt của con người. Khi được 5 tuần tuổi thì có thể tự cho đi kiếm ăn. Tuy nhiên khi cho ăn thì cũng nên gọi về để chúng ăn xung quanh bạn.

Kỹ thuật nuôi gà rừng thuần chủng

Hiện nay, có hai phương pháp để nuôi gà rừng là nuôi nhốt trong chuồng và nuôi thả.

Nuôi nhốt

Phương pháp này khá đơn giản. Người nuôi chỉ cần xây chuồng ở nơi cao ráo, sạch sẽ. Xung quanh không có ao tù, nước đọng, cỏ, cây phải được phát quang thoáng đãng. Phần nền được láng xi măng và đổ cát lên dày từ 5 đến 10 Cm. Điều này giúp cho gà có thể thoả mãn được tập tính thích bươi và tắm cát của mình. Hơn nữa việc vệ sinh, thay cát trên bê tông cũng dễ dàng hơn so với nền đất.

Lưu ý gà rừng có thói quen ngủ trên cây vào ban đêm. Nên mô hình nuôi gà rừng cần bố trí thêm cây xanh trong khu vực nuôi. Lắp đặt máng đựng thức ăn và nước uống, dàn đậu đầy đủ cho gà.

nuôi gà rừng

Nuôi thả

Cách làm này áp dụng đối với gà trên 1 tháng tuổi và đã được thuần hoá. Để khi thả ra tự nhiên thì chúng sẽ không bay đi để trở về cuộc sống hoang dã. Vị trí thả là trên các đồi thấp hoặc những cánh rừng có nhiều bụi cỏ. Ban đầu mỗi ngày sẽ chỉ thả khoảng 2 tiếng để chúng quen với không gian vườn. Gà sẽ tự đi kiếm thức ăn và chạy, bay, nhảy. Việc di chuyển nhiều và bổ sung dinh dưỡng tự nhiên sẽ giúp thịt của chúng sạch, săn chắc và đảm bảo thơm ngon.

Lưu ý trong mô hình nuôi gà rừng không nên thả chó, mèo ở nơi gà sinh sống. Bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của đàn gà.

Các loại thức ăn của gà rừng

Thức ăn của gà rừng khá đơn giản. Để giữ ược chất lượng thịt thì không nên cho thức ăn công nghiệp nhiều. Bổ sung đầy đủ các loại ngũ cốc, rau xanh băm nhỏ, giun, dế, cào cào,…là những loại đồ ăn tự nhiên.

Các loại côn trùng cũng có thể được sử dụng vì chứa nhiều đạm giúp gà nhanh lớn. Cần đảm bảo thành phần protein đạt 15-16%, năng lượng là 2800kcal. Giai đoạn sắp xuất chuồng thì tăng thêm thức ăn để gà tăng trọng lượng.

Thức ăn cho gà giai đoạn sinh sản

Khi gà bước vào giai đoạn sinh sản thì cho thêm vỏ trứng hoặc vỏ sò, ốc xay nhuyễn trộn với thức ăn. Điều này giúp đảm bảo lượng canxi cần thiết, giúp chúng không bị gầy, ốm. Lưu ý khi gà trống thay lông mất rất nhiều chất nên cung cấp thêm đạm ngay. Thực phẩm được lựa chọn lúc này là thịt lợn mỡ nhiều, ít nạc. Một ngày cho ăn 3 lần, mỗi lần là một miếng kích thước bằng ngón tay út. Nếu cho ăn nhiều quá cũng không tốt vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của gà.

Người nuôi cần cung cấp đầy đủ và thường xuyên thay nước để đảm bảo vệ sinh. Tiêm vắc xin và tuân thủ các quy trình về phòng bệnh cho gà để đảm bảo chúng luôn có sức đề kháng để phát triên tốt nhất.

Nuôi gà rừng không phải quá khó. Nắm rõ được quy trình kỹ thuật, phương pháp là sẽ đạt được thành quả ngay. Qua bài viết chắc chắn người nông dân đã có thêm nhiều kinh nghiệm hay cho bản thân mình. Chúc các bạn thành công!